B2B và B2C có nghĩa là gì?

B2B và B2C có nghĩa là gì?

Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ bán sản phẩm cho các doanh nghiệp khác hoặc cho người tiêu dùng. Hai mối quan hệ này được viết tắt B2B – Business to Business (Doanh nghiệp tới doanh nghiệp) và B2C – Business to Customer (Doanh nghiệp đến khách hàng).

Về cơ bản thì chúng đều là bán hàng như nhau. Nhưng khác biệt là đối tượng tiếp cận cũng như lợi nhuận bán hàng. Do đó, bạn cần phân biệt để có phương pháp tiếp thị, tư vấn và bán hàng hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu về B2B và B2C có nghĩa là gì?

B2B và B2C có nghĩa là gì?

B2B: Doanh nghiệp đến doanh nghiệp

B2B là từ viết tắt mô tả hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp đối với doanh nghiệp. Các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp này được tiếp thị cho các doanh nghiệp khác. Ví dụ bao gồm đại lý quảng cáo, dịch vụ lưu trữ web và thiết kế đồ họa, nhà sản xuất đồ nội thất văn phòng, đại lý máy tính,…

Mối quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp được phát triển và liên tục, và các quy trình bán hàng liên quan mất nhiều thời gian hơn mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Việc ra quyết định B2B có thể diễn ra ở nhiều cấp độ. Ví dụ: nhân viên bán hàng gặp người quản lý bộ phận của doanh nghiệp mua hàng để tư vấn. Sau đó, họ phải lấy báo giá từ nhiều doanh nghiệp khác nhau. Cuối cùng, cần phải được chủ sở hữu doanh nghiệp ký duyệt giá trước khi việc mua hàng diễn ra.

B2C: Doanh nghiệp đến người tiêu dùng

Doanh nghiệp bán hàng online cho người tiêu dùng lẻ là mô hình B2C. Chẳng hạn như cửa hàng bán lẻ laptop, dịch vụ cung cấp tên miền, dịch vụ thiết kế website,…

Chu kỳ bán hàng B2C thường diễn ra ngắn hơn. Người tiêu dùng được tư vấn và có thể mua sản phẩm ngay lập tức.

Ví dụ, một người mẹ đang tìm kiếm đồ chơi giáo dục cho con mình. Cô ấy tìm trang web bán hàng đồ chơi, đánh giá sản phẩm và mua đồ chơi.

Việc tiếp thị cho người tiêu dùng đôi khi sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.

B2B và B2C có nghĩa là gì?

Khác biệt trong tiếp thị B2B và B2C

B2B: Xây dựng mối quan hệ cá nhân

Tiếp thị B2B và tạo khách hàng tiềm năng tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ cá nhân để thúc đẩy hoạt động kinh doanh lâu dài. Vì vậy, xây dựng mối quan hệ trong tiếp thị B2B, đặc biệt là trong chu kỳ mua hàng, là rất quan trọng.

Ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp B2B là tạo ra khách hàng tiềm năng. Do tầm quan trọng của mối quan hệ kinh doanh lâu dài và sự giới thiệu với doanh nghiệp khác. Việc phát triển các mối quan hệ cá nhân này có thể tạo ra hoặc phá vỡ công việc kinh doanh.

Do đó, tiếp thị B2B chủ yếu dựa vào những nhân viên kinh doanh kinh nghiệm và tài năng. Họ là những người sẽ góp phần mang lại hợp đồng kinh doanh cho doanh nghiệp B2B.

Xem kinh nghiệm bán hàng online.

B2C: Thiết lập mối quan hệ giao dịch

Mục tiêu của tiếp thị B2C là thúc đẩy người tiêu dùng đến với sản phẩm trên trang web của công ty của bạn và thúc đẩy doanh số bán hàng. Để làm được điều này, khách hàng cần có trải nghiệm gần như hoàn hảo với trang web của bạn.

Các doanh nghiệp B2C coi trọng hiệu quả và do đó, giảm thiểu lượng thời gian dành cho việc tìm hiểu và tư vấn khách hàng là điều cần thiết.

Chiến lược tiếp thị B2C tập trung vào việc bán sản phẩm và phần lớn thời gian ở đây là phân phối các sản phẩm chất lượng cao với tốc độ nhanh nhất có thể. Do đó, việc tiếp thị nên được diễn ra tự động bằng các website bán hàng online hiệu quả và chất lượng. Người tiêu dùng có thể tìm đến cửa hàng trực tuyến của bạn, thông qua tìm kiếm hoặc quảng cáo. Sau đó, họ có thể tự mình tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ đã được cung cấp đầy đủ thông tin trên website của bạn và quyết định mua hàng.