Doanh nghiệp gặp bất lợi gì khi không có website

Doanh nghiệp gặp bất lợi gì khi không có website

Xu hướng công nghệ thông tin đang ngày một phát triển mạnh mẽ, con người tiếp cận Internet ngày càng nhiều. Nếu một doanh nghiệp không xây dựng website riêng chắc chắn sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong công việc kinh doanh, tiếp cận khách hàng, quảng bá doanh nghiệp cũng như cạnh tranh với đối thủ. Dưới đây là những bất lợi của doanh nghiệp khi không có website.

Doanh nghiệp gặp bất lợi gì khi không có website

Khó tiếp cận và mở rộng thị trường

Khi nhu cầu mua sắm online ngày càng bùng nổ, Internet trở thành thị trường tiềm năng vô cùng rộng lớn. Đây là cơ hội cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn mở rộng thị trường, tiếp cận nhiều khách hàng ở khắp mọi nơi. Doanh nghiệp không có website, là đang đứng ngoài thị trường này, bạn sẽ không tiếp cận được nguồn khách hàng dồi dào và khó mở rộng thị trường.

Nhiều người chỉ bán hàng trên facebook, các trang thương mại điện tử thôi là chưa đủ. Vì mỗi thứ đều có những mặt nhược điểm riêng, và thị trường đó là của người ta. Sẽ thế nào nếu một ngày tài khoản facebook của bạn bị khoá, hay sàn thương mại điện tử sập? Bạn sẽ mất luôn những thị trường đó và phải gầy dựng lại.

Vì vậy, nếu bạn là một doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường và muốn tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng dồi dào trên Internet, thì bạn phải làm website bán hàng chuyên nghiệp ngay. Chỉ khi trang bị website, bạn mới tạo dựng được thị trường riêng cho mình. Đồng thời, bạn mới có thể thông qua website đưa thương hiệu, sản phẩm của mình đến gần hơn với khách hàng trong thời gian ngắn nhất.

Doanh nghiệp gặp bất lợi gì khi không có website

Gặp khó khăn trong phục vụ và cung cấp thông tin cho khách hàng

Nếu không có website, doanh nghiệp chỉ có thể cung cấp thông tin cho khách hàng thông qua gặp mặt, điện thoại, tin nhắn. Khách hàng không thể chủ động tự tìm hiểu thông tin của doanh nghiệp. Cũng như mỗi lần muốn tìm hiểu thì sẽ phải đến tận nơi, rất bất tiện.

Khi trang bị website, doanh nghiệp có thể cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động, kinh doanh cho khách hàng dễ dàng, nhanh chóng. Khách hàng cũng có thể vào website để tiếp cận với doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi. Nếu doanh nghiệp bán sản phẩm, khách hàng có thể tìm hiểu và mua sản phẩm bất kỳ lúc nào, mà không phải đợi nhân viên bán hàng tư vấn.

Điều này không những tăng hiệu quả phục vụ, mà còn góp phần tăng doanh số bán hàng tốt hơn cả kinh doanh truyền thống, vì có thể tiếp cận khách hàng khắp mọi nơi.

Hạn chế trong việc triển khai chiến lược marketing

Triển khai các chiến lược marketing là một vấn đề vô cùng quan trọng. Thông thường, với cách marketing truyền thống, doanh nghiệp sẽ sử dụng tivi, báo đài, đăng quảng cáo,… sẽ gặp rất nhiều những rào cản về vị trí địa lý, chi phí quảng cáo đắt đỏ,… Hoặc cả khi bạn muốn quảng cáo trên Google, mà bạn không có website, thì quảng cáo sẽ trỏ về đâu khi khách tìm kiếm nhấp vào kết quả của bạn?

Nhưng khi doanh nghiệp làm website bán hàng thì mọi chuyện dễ dàng hơn. Doanh nghiệp có thể mở chiến dịch quảng bá sản phẩm mới trên chính website của mình. Trực tiếp chạy quảng cáo cho website, mang lại hiệu quả lâu dài.

Doanh nghiệp gặp bất lợi gì khi không có website

Khó khăn trong việc quảng bá thương hiệu, giảm sức cạnh tranh so với đối thủ

Website là công cụ giúp có nhiều hơn khách hàng biết đến doanh nghiệp của bạn, nhận diện được thương hiệu cũng như hoạt động của doanh nghiệp. Nếu không có website, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc quảng bá và mở rộng thương hiệu của mình. Bên cạnh đó, một website hoạt động chuyên nghiệp, cung cấp đầy đủ thông tin bán sản phẩm chất lượng,… sẽ tạo được uy tín trong mắt khách hàng. Góp phần nâng cao giá trị và làm cho thương hiệu của doanh nghiệp bền vững hơn

Không có website, không quảng bá được thương hiệu, đồng nghĩa với việc bạn cạnh tranh kém hơn các đối thủ. Doanh nghiệp không nắm bắt xu thế sẽ nhanh chóng bị đào thải. Đây là quy luật chung của môi trường kinh doanh online ngày nay. Chính vì vậy, việc doanh nghiệp có website sẽ tránh được những bất lợi so với đối thủ, gia tăng khả năng cạnh tranh. Đồng thời giúp việc xây dựng doanh nghiệp, tiếp cận, mở rộng thị trường, chăm sóc khách hàng tốt hơn, giảm bớt các chi phí và nhờ đó doanh thu cũng tăng theo.