10 lỗi landing page thường mắc phải và cách khắc phục

10 lỗi landing page thường mắc phải và cách khắc phục

Bạn đang thành công với chiến dịch quảng cáo, email marketing và đã thu hút hàng trăm khách hàng tiềm năng đến các landing page của mình. Thế nhưng có một vấn đề xảy ra: tỷ lệ chuyển đổi quá thấp. Hay nói cách khác, có rất nhiều khách hàng truy cập vào landing page của bạn, chỉ xem qua nội dung và rời đi mà không thực hiện bất kỳ hành động mục tiêu nào (như là điền vào form, đăng ký, mua hàng, … ). Điều này đồng nghĩa ROI tiếp thị của bạn quá thấp và chiến dịch marketing của bạn đang bị lãng phí.

Nếu bạn đã trải qua bước một thành công, bằng cách tạo email thu hút hay quảng cáo hiệu quả để đưa khách hàng đến với landing page của mình, thì nguyên nhân chính của ROI thấp nằm ở landing page.

Trong bài viết này, hãy điểm qua 10 lỗi landing page thường mắc phải và cách khắc phục chúng để giúp landing page của bạn hiệu quả hơn trong việc gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

10 lỗi landing page thường mắc phải và cách khắc phục

10 lỗi landing page thường mắc phải và cách khắc phục

1. Thời gian tải chậm

Thời gian tải chậm đứng đầu danh sách các lỗi landing page nghiêm trọng. Có thể thấy mọi người có thể dùng hàng giờ để truy cập Internet, nhưng lại rất khó chịu khi phải chờ đợi trong vài giây. Một trang web mất hơn 3s để tải sẽ khiến 50% khách truy cập khó chịu và rời đi, và một trang web mất 10s để tải chắc chắn sẽ không có ai đủ kiên nhẫn để chờ đợi lâu hơn.

Vậy, làm cách nào để khắc phục landing page chậm của bạn? Hình ảnh có thể là nguyên nhân chính đối với landing page. Hình ảnh quá lớn hoặc quá nhiều là những lý do phổ biến nhất khiến thời gian tải trang chậm. Một giải pháp luôn là thay đổi kích thước và nén hình ảnh để phù hợp với bố cục landing page của bạn. Ngoài ra, bạn nên sử dụng ảnh định dạng Webp để giữ chất lượng ảnh mà nhẹ hơn nhiều.

2. Kêu gọi hành động không rõ ràng

Người dùng nên biết ngay hành động cần thực hiện khi họ truy cập vào trang web của bạn. Vì vậy, lời kêu gọi hành động (CTA) phải rõ ràng. Nếu người dùng đang tìm kiếm xung quanh để cố gắng tìm nơi để nhấp, thì bạn đã đánh mất cơ hội.

Ngoài ra, có quá nhiều nút kêu gọi hành động khác nhau trên cùng một trang có thể gây mất tập trung. Landing page của bạn có thể có nhiều hơn một CTA, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn phân bổ chúng hợp lý để không làm nhầm mục tiêu chính của bạn.

Ngoài việc tránh quá nhiều CTA, bạn nên tránh sử dụng quá nhiều kiểu văn bản và font chữ trên các nút CTA của mình. Để thống nhất thông điệp của landing page, hãy luôn sử dụng cùng một font chữ và văn bản cho tất cả các nút kêu gọi hành động.

3. Bố cục lộn xộn

Sắp xếp bố cục lộn xộn sẽ khiến khách hàng khó chịu, rối mắt. Quá nhiều cột, nhiều mẫu điều hướng và văn bản lớn, đậm, tất cả đều được nhồi nhét trên màn hình tạo nên trải nghiệm kém.

Những điều cần nhớ khi thiết kế landing page rõ ràng:

Hãy nhớ rằng, “Ít hơn là nhiều hơn”. Cho người dùng thấy những khía cạnh quan trọng nhất của sản phẩm của bạn và cách đọc thêm chi tiết nếu họ muốn.

Sử dụng hình ảnh thông minh.  Hình ảnh có thể nhanh chóng truyền tải thông điệp, nhưng quá nhiều hình ảnh có thể gây phân tâm và khiến người dùng bỏ qua lời kêu gọi hành động của bạn. Loại bỏ các biểu ngữ quảng cáo nhấp nháy, hộp nổi, cửa sổ bật lên hoặc bất kỳ thành phần thừa thải tương tự nào khác là điều cần thiết để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Ngoài ra, giúp người dùng điều hướng trang web của bạn dễ dàng bằng cách giữ cho số lượng điều hướng tối thiểu. Bạn không cần phải phá hủy cấu trúc liên kết của trang web để tạo một landing page hiệu quả. Các liên kết có thể vẫn còn trên trang nhưng hãy tập trung sự chú ý vào các lựa chọn mà bạn muốn người dùng thực hiện.

4. Yêu cầu quá nhiều thông tin

Các landing page của bạn có thể chứa các biểu mẫu mà khách truy cập phải điền thông tin liên hệ để tải xuống hoặc đăng ký sự kiện. Nếu bạn yêu cầu quá nhiều thông tin, bạn có thể mất khách hàng tiềm năng. Cố gắng chỉ yêu cầu thông tin liên hệ cần thiết. Khi có thể, hãy loại bỏ các trường không cần thiết vì chúng được nhiều người dùng coi là rào cản.

5. Thiếu sự tin cậy

Tỷ lệ chuyển đổi landing page miễn phí thấp có thể là do khách hàng chưa tin tưởng trang của bạn. Một landing page được thiết kế tốt là bước đầu tiên để xây dựng lòng tin và cho khách hàng thấy rằng bạn là một công ty nghiêm túc. Khách hàng thường không tin tưởng vào các landing page trông lỗi thời.

Ngoài một landing page được thiết kế tốt, việc thêm bằng chứng xã hội như đánh giá và lời chứng thực của khách hàng có thể giúp xây dựng lòng tin với khách hàng một cách lâu dài.

6. Liên kết bị hỏng

Có các liên kết bị hỏng là cách nhanh nhất để mất khách hàng tiềm năng.

Hãy tưởng tượng thông báo này xảy ra với những người truy cập landing page của bạn. Rất có thể họ sẽ nhấp vào mũi tên quay lại và bạn sẽ mất cơ hội bán hàng tiềm năng.

Liên kết bị hỏng đó không chỉ khiến khách hàng bỏ đi mà còn làm tổn hại đến danh tiếng doanh nghiệp của bạn.

7. Không theo dõi landing page của bạn

Bạn không thể tối ưu hóa landing page của mình mà không biết tình trạng hoạt động của nó. Không giám sát và theo dõi kết quả của các landing page  là một sai lầm lớn mà rất nhiều chủ doanh nghiệp mắc phải.

Đầu tư thời gian để xem xét báo cáo lưu lượng truy cập của bạn, theo dõi hành vi trang web của người dùng và nhấp chuột bằng cách sử dụng công cụ Google Analytics.

8. Không kiểm tra landing page của bạn

Bạn nên thử nghiệm nhiều phiên bản tạo landing page của mình. Nếu bạn không kiểm tra các phiên bản khác nhau của landing page, thì bạn không thể chắc chắn những gì đang hoạt động và những gì không phù hợp.

9. Không tối ưu hóa landing page của bạn

Thiết kế lại landing page bằng cách tính đến kết quả mà bạn theo dõi, thử nghiệm A/B và phản hồi từ người dùng của bạn để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi. Đừng quên rằng khách hàng của bạn nên “thiết kế” trang web của bạn chứ không phải là bạn.

Landing page của bạn phải phản ánh những gì khách hàng của bạn thấy hữu ích. Vì các khách hàng khác nhau có những nhu cầu khác nhau, bạn cần tìm một giải pháp thỏa mãn hầu hết họ. Bạn có thể tìm hiểu phần lớn giá trị của khách hàng thông qua thử nghiệm.

10. Không được tối ưu hóa cho thiết bị di động

Bạn có biết rằng mọi người duyệt Internet trên thiết bị di động của họ nhiều hơn trên máy tính để bàn không? Trình duyệt Internet trên điện thoại phổ biến đến mức Google phạt các trang web không thân thiện với thiết bị di động. Vì vậy, tối ưu hoá landing page cho thiết bị di động rất cần thiết để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Kết luận

Bạn có thể chạy chiến dịch email marketing hay quảng cáo hiệu quả cực kỳ tốt, nhưng kết quả vẫn là thất bạn nếu landing page của bạn không khiến khách hàng chuyển đổi. Do đó, hãy kiểm tra lại landing page dựa trên những lỗi kể trên và khắc phục để giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn, mang lại ROI cao hơn.