Làm sao quyết định được ý tưởng kinh doanh đúng để khởi nghiệp?

Làm sao quyết định được ý tưởng kinh doanh đúng để khởi nghiệp?

Chúng ta đang đứng trong thời buổi kinh tế thị trường hội nhập với sức mạnh khốc liệt của các nền tảng công nghệ thông tin, khoa học và kỹ thuật vượt trội, sức ép lớn của sự thành công thực sự chỉ đến với người có tầm nhìn và biết thay đổi tư duy chiến lược của mình. 

Câu hỏi muôn thuở của các cá nhân khi bắt tay vào con đường khởi nghiệp của mình vẫn mãi tồn tại câu hỏi: Làm sao để thành công?. Nếu đáp án dễ dàng trả lời, chắc hẳn đã không ít người giàu sụ phải không nào?. Chính vì vậy, mà có người có vốn nhưng kinh doanh thất bại vì mục tiêu không đúng hướng, có mục tiêu kinh doanh nhưng lại sai thời điểm, … Người thành công sẽ là những ai khi đứng trước ngã rẽ của sự thay đổi thách thức nhanh nhạy nắm bắt và thay đổi mình để tạo ra chiến lược mới, khai phá và sáng tạo các quy tắc mới đối với thương trường đầy biến động hiện nay.

Đầu tiên, hãy xác định rõ rằng bạn có tư duy kinh doanh không?

Tư duy kinh doanh nó được bao quát bởi một hàm nghĩa rộng về vai trò của chiến lược kinh doanh, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng, chiến dịch hoạt động chiến lược tiếp thị truyền thông thương hiệu,… Thay đổi tư duy ngắn hạn bằng chiến lược có tầm nhìn xa, tư duy kinh doanh tốt có tầm ảnh hưởng quan trọng đến định hướng liên kết hợp tác rộng. 

Chúng ta có 8 minh chứng thể hiện rõ liệu bạn có phải là người có tư duy kinh doanh hay không?

+ Bạn là người có kiến thức tốt: Đồng nghĩa với việc bạn nắm sẵn trong tay và đầu óc với vốn kiến thức có sẵn về kinh doanh. Kiến thức có thể được tích lũy dựa trên kinh nghiệm cá nhân, sự hấp thụ kiến thức từ sách vở từ chuyên môn luật pháp, quản trị, kinh tế …

Là người biết rằng mục tiêu của hoạt động kinh doanh là nhằm tìm kiếm lợi nhuận: Lợi nhuận là một trong những nhân tố cốt yếu để bạn tiến hành mục tiêu thành công của mình, chính vì lẽ đó hãy tập trung vào nó. 

Biết suy nghĩ cho bản thân bạn, không để cho người khác suy nghĩ dùm hoặc thay thế suy nghĩ của bạn: Dành thời gian lên kế hoạch, tìm hiểu và nghiên cứu về các ý tưởng của bạn trước khi tham khảo ý kiến từ các chuyên gia. Chỉ khi bạn tự tin với chính cái tôi của mình, bạn mới có thể tiếp nhận và dám thay đổi chính mình để tốt hơn. 

Trở nên chiến lược hơn về các hoạt động kinh doanh của bạn: Đừng chỉ tham gia suông vào các hệ thống mạng lưới hay hợp tác, đảm nhận bất cứ công việc nào. Hãy xác định những kết quả bạn muốn có được và hành động để có được nó.

Biết được những gì mình cần: Đó là nhưng gì cần thiết để kết nối hoạt động kinh doanh và các mối kết nối ấy sẽ tạo nên lợi nhuận. Tất cả nhưng điều đến từ sự nắm bắt của bạn ở: ranh giới lợi nhuận, dòng tiền, lợi thế cạnh tranh, mục tiêu bán hàng và lợi nhuận….

Hiểu được chiến lược và thực thi nó trong hoạt động kinh doanh của mình: Tự đặt câu hỏi :” Nhiệm vụ này có thích hợp với các mục tiêu tương lai của doanh nghiệp cũng như mục tiêu của chính bản thân mình trong tương lai?”. Chiến lược nhìn nhận vào những gì mà bạn quyết định sẽ thực thi và làm thế nào để thành công. 

+ Bạn biết mở rộng cánh cửa để đa dạng hóa các nguồn thu nhập lẫn các hoạt động kinh doanh: Vấn đề ở đây là bạn biết cách đa dạng hóa các nguồn thu lợi nhuận từ kinh doanh của chính mình. Hiển nhiên, nó đồng nghĩa với quy tắc bạn không phải  ” bỏ tất cả trứng vào một rổ” – đó là một phần của tư duy kinh doanh tốt.

+ Hiểu được cảm xúc của mình sẽ gắn chặt với các hoạt động kinh doanh: Chính sự thấu hiểu và nắm bắt, sự chủ động điều khiển cảm xúc cá nhân sẽ dễ dàng giúp bạn thoát khỏi sự ngăn trở của cảm xúc đối với kinh doanh. 

Kết luận chung nhất, mỗi quyết định kinh doanh ngày hôm nay của bạn sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bạn trong hiện tại và tương lai. Chính vì thế hãy bắt đầu với một chiến lược mục tiêu kinh doanh tốt từ lăng kính của người khởi nghiệp có cái đầu lạnh và trái tim nóng với ý tưởng của mình. 

khởi nghiệp

Những tiêu chuẩn chọn ý tưởng khởi nghiệp “đắt giá” mà bất cứ ai cũng cần nằm lòng

Mục tiêu kinh doanh có phù hợp với năng lực, am hiểu và đam mê của bạn: Cụ thể rằng bạn có niềm đam mê cháy bỏng và chú trọng 100% sự tập trung vào nghành nghề và lĩnh vực bạn đang theo đuổi. Năng lực của bạn là nhân tố tối quan trọng cho sự hình thành mục tiêu này, bởi năng lực là thứ khó ai có được nếu không chịu bổ sung kiến thức vào năng lực vốn có. 

Lĩnh vực được chọn phải có nghách cho Starup xây nhà: Tức là thị trường phát triển, bạn cần tìm cho mình con đường đi khá thuận lợi với khả năng mà bạn có thể thực thi được, chọn hướng rẽ ít đối thủ và chướng ngại vật. Cũng như chọn con đường đi khác biệt nhưng đừng quá chật hẹp với người có nhu cầu. 

Có thể triển khai từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, thay vì đầu tư lớn: Việc điều chỉnh hướng đi ngay từ lúc bắt đầu cho đến khi thực sự vững mạnh là điều cần thiết. Xét dựa trên cả 2 định hướng cả cung và cầu của thị trường để hoạch đinh về quy mô phát triển phù hợp ngay từ ban đầu. Vì thế hãy đi từ quy mô nhỏ nhất để sau đó có cơ hội phát triển hơn nữa tùy thuộc vào đánh giá thị trường ở tương lai.

Sự khả thi, lợi nhuận cao và dung lượng thị trường phải lớn : Bạn có thị trường, nhu cầu, có vốn đầu tư sản phẩm bạn tung ra thị trường có khả thi ở mức lợi nhuận hay huề vốn, đủ lãi suất xoay vốn?. 

Sức hút từ thị trường Việt Nam đầy tiềm năng hiện nay đang làm nóng lòng không biết bao nhiêu đối tượng khởi nghiệp mạnh mẽ và đầy tự tin. Tất cả các yếu tố có mặt ở trên là thiết yếu và cần thiết phải kết hợp với nhau mà không nên chỉ bắt đầu với một yếu tố đơn thuần. Thành công từ khởi nghiệp kinh doanh gọi tên các cá nhân mạnh mẽ, dám thử thách và có tầm nhìn thay đổi chiến lược sao cho phù hợp nhất với thời buổi kinh tế thị trường.